[Giáo Trình – 260 Trang] Kinh Tế Vĩ Mô – Đại Học Tài Chính Marketing (UFM)
- Tải tài liệu hoàn toàn miễn phí
- Link tải miễn phí tốc độ cao
- Tài liệu được sưu tầm và chọn lọc kỹ lưỡng
- Tài liệu gì cũng có!
MỤC LỤC | Trang |
Lời mở đầu | 1 |
Chương 1 NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ | 4 |
Chương 2 ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA | 35 |
Chương 3 LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA | 69 |
Chương 4 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA | 96 |
Chương 5 TIỀN TỆ, HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ | 143 |
Chương 6 PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA & TIỀN TỆ TRÊN MÔ HÌNH IS – LM | 173 |
Chương 7 LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP | 203 |
Chương 8 KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ | 238 |
Chương 9 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ | 264 |
Danh mục tài liệu tham khảo | 275 |
- Tặng thêm miễn phí gói bảo hành lên đến 6 tháng, xem chi tiết
- Hư gì đổi nấy miễn phí trong 30 ngày, xem chi tiết
- Tặng gói vệ sinh sâu 6 tháng miễn phí, xem chi tiết
- Đơn vị chuyên sâu về Máy pha cafe
- Chăm sóc máy trọn đời
- Sửa chữa giá gốc khi hết bảo hành
- Hỗ trợ nâng cấp, thu mua máy
Bản xem trước
Bản Xem Trước
Nguyên lý hoạt động
HDSD
Bảng giá
Cam kết
Đặt hàng
Mô tả tổng quan
LỜI MỞ ĐẦU
Để góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế và những ai yêu thích nghiên cứu khoa học Kinh tế, cũng như để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho các sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, nhóm giảng viên thuộc Bộ môn Kinh tế học trường Đại học Tài chính – Marketing đã biên soạn bài giảng “KINH TẾ VĨ MÔ”. Nội dung của cuốn sách được trình bày theo logic: mỗi chương thường gồm 3 phần chính:
- Phần đầu là nội dung bài giảng, nhằm trình bày những kiến thức của học phần.
- Phần thứ hai là một số thuật ngữ tiếng Anh và một vài tình huống nghiên cứu, để sinh viên, người đọc xem và vận dụng các kiến thức đã học giải quyết từng tình huống cụ thể.
- Phần thứ ba là hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên tự hệ thống kiến thức, cũng như các độc giả có thể tự kiểm tra kiến thức của mình. Những câu hỏi và bài tập này có đáp án ở cuối cuốn sách để giúp sinh viên, người đọc có thể tự học dễ dàng. Kết cấu nội dung bài giảng bao gồm 9 chương được sắp xếp theo trình tự như sau:
Chương 1: Nhập môn Kinh tế học Vĩ mô
Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia
Chương 3: Tổng cầu và sản lượng cân bằng
Chương 4: Chính sách tài khóa
Chương 5: Tiền tệ, hệ thống Ngân hàng và chính sách tiền tệ
Chương 6: Phối hợp chính sách trên mô hình IS – LM
Chương 7: Lạm phát – Thất nghiệp
Chương 8: Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở
Chương 9: Tăng trưởng kinh tế
Tham gia biên soạn bài giảng này là các giảng viên của Bộ môn Kinh tế học, trường Đại học Tài chính – Marketing, gồm có: PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư, ThS. Đoàn Ngọc Phúc, ThS. Ngô Thị Hồng Giang, ThS. Phạm Thị Vân Anh, ThS. Lại Thị Tuyết Lan, ThS. Nguyễn Thị Quý, ThS. Nguyễn Thị Hảo, ThS. Hoàng Thị Xuân và ThS. Nguyễn Duy Minh. Tài liệu này được biên soạn dựa trên các tài liệu, giáo trình, sách kinh tế vĩ mô của các trường đại học trong nước và các tài liệu từ nước ngoài. Trong quá trình biên soạn có thể có những sai sót, nhóm biên soạn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các độc giả để chúng tôi hoàn thiện tài liệu này hơn trong những lần tái bản tiếp theo.
Trân trọng!
Chủ biên
PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
Chính sách bán hàng
Chi tiết tài liệu
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRONG KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
- Một số khái niệm
1.1 Kinh tế học
Mọi nhu cầu của con người đều cần có nguồn lực để đáp ứng. Nhưng nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) luôn khan hiếm. Từ đó, khoa học kinh tế, hay gọi là kinh tế học đã ra đời. Như vậy, có thể nói kinh tế học là khoa học bắt nguồn từ sự khan hiếm. Dân số trên thế giới càng tăng, trình độ của con người càng cao, nhu cầu về số lượng lượng hàng hóa dịch vụ và chất lượng cuộc sống càng tăng. Vì vậy, nền kinh tế luôn phải lựa chọn xem nên sử dụng, phân bổ nguồn tài nguyên đó như thế nào để nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế được thỏa mãn ở mức cao nhất có thể được. Kinh tế học sẽ giúp con người lựa chọn cách thức sử dụng, phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình sao cho có hiệu quả nhất. Như vậy, Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử dụng những nguồn lực có giới hạn để đáp ứng những nhu cầu không ngừng gia tăng của con người. Nói kinh tế học là một môn khoa học xã hội vì:
- Thứ nhất, kinh tế học không phải là một môn khoa học chính xác tuyệt đối như toán học. Mặc dù các nhà kinh tế đã cố gắng ứng dụng nhiều hàm toán học, nhiều mô hình toán vào việc nghiên cứu và phân tích kinh tế, nhưng, những con số, hàm số, những quan hệ định lượng trong kinh tế học chủ yếu là kết quả ước lượng trung bình từ các dữ liệu thực tế, có tính xác suất.
- Thứ hai, kinh tế học được nghiên cứu và phân tích chịu ảnh hưởng nhất định bởi sự chủ quan của nhà nghiên cứu. Thể hiện, với cùng một hiện tượng kinh tế, nếu đứng trên những quan điểm khác nhau, các nhà kinh tế có thể đưa ra những kết luận khác nhau, từ đó hình thành nên các trường phái kinh tế học.
Nghiên cứu kinh tế học, căn cứ trên những tiêu chí khác nhau, người ta có thể có những cách phân loại khác nhau, cụ thể như:
– Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, ta sẽ có: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
– Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu, ta sẽ có: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
1.2 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, kinh tế học được chia thành hai bộ phận chính, đó là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu những quyết định của các cá nhân (người tiêu dùng, nhà sản xuất) trên từng loại thị trường. Từ đó, rút ra những quy luật kinh tế cơ bản.
Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu các chỉ tiêu tổng thể của nền kinh tế trong mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể trong nền kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài) như một thể thống nhất. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất các chính sách kinh tế để ổn định và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức một doanh nghiệp định giá bán từng mặt hàng cụ thể để tối đa hóa lợi nhuận, còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự biến động trong mức giá chung của toàn bộ các mặt hàng trong nền kinh tế. Kinh tế vi mô nghiên cứu các cá nhân tiêu dùng sẽ quyết định chi tiêu như thế nào để tối đa hóa hữu dụng thì kinh tế vĩ mô nghiên cứu quyết định chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ làm thay đổi tổng cầu từ đó thay đổi sản lượng của nền kinh tế ra sao.
1.3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu kinh tế học, người ta có thể phân kinh tế học thành 2 loại: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
Kinh tế học thực chứng đi vào mô tả và giải thích những hiện tượng thực tế xảy ra trong nền kinh tế. Nó trả lời cho các câu hỏi như thế nào, tại sao… Ví dụ, năm 2013 tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu? Nguyên nhân nào làm cho lạm phát cao như vậy?… Để giải quyết những vấn đề như vậy, các nhà kinh tế bắt buộc phải nghiên cứu, tìm hiểu trong thực tế.
Mục đích của kinh tế học thực chứng là muốn lý giải tại sao nền kinh tế hoạt động như đã, đang và sẽ xảy ra. Từ đó có cơ sở dự đoán phản ứng của nó khi hoàn cảnh thay đổi, đồng thời có thể tích cực tác động nhằm thúc đẩy các hoạt động có lợi và hạn chế hoạt động có hại.
Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế học. Kinh tế học chuẩn tắc thường giúp nhà kinh tế trả lời những câu hỏi dưới dạng cần hay không, nên như thế này hay như thế kia… Ví dụ, chính phủ xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam là tốt hay xấu? Chính phủ có nên giải cứu thị trường bất động sản không? Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, chính phủ nên làm gì để kích cầu?… Mỗi một vấn đề kinh tế đặt ra đều có nhiều câu trả lời, nhiều phương pháp giải quyết khác nhau tùy theo đánh giá của mỗi người.
- Những tư tưởng chính trong kinh tế học vĩ mô
2.1 Sự ra đời của kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô là một nhánh của kinh tế học, nên sự ra đời của kinh tế vĩ mô gắn liền với sự ra đời của kinh tế học nói chung, bắt đầu từ những tư tưởng kinh tế của những người thuộc phái trọng thương (thế kỷ XVI – XVII) trong việc cố vấn cho nhà vua về các chính sách ngoại thương. Khi đó, các nhà kinh tế đã cho rằng, chỉ có giao thương giữa các quốc gia mới đem lại chênh lệch, tức lợi nhuận, tạo ra của cải trong kinh tế, nên họ xem trọng ngoại thương. Đến thế kỷ XVIII, phái trọng nông với những tư tưởng về sản xuất nông nghiệp đã đặt nền móng cho việc hình thành một bảng tính toán sản lượng quốc gia. Đến cuối thế kỷ XVIII, sự ra đời của tác phẩm “ Sự giàu có của các quốc gia” của Adam Smith (1776), đã được xem là cột mốc đánh dấu sự ra đời của khoa học kinh tế, hình thành trường phái Cổ điển, sau này được phát triển thành trường phái tân Cổ điển.
Đến thế kỉ XX, kinh tế vĩ mô được tách thành một khoa học độc lập, và cụm từ kinh tế học vĩ mô (macroeconomics) xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của J.M.Keynes xuất bản năm 1936, trong bối cảnh các nước phương Tây lúc đó đang phải đối mặt vào cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Tác phẩm của Keynes ra đời đã đề xuất các gợi ý chính sách để giải quyết vấn đề suy thoái kinh tế ở các nước phương Tây. Đây được xem là lý luận cơ bản của kinh tế vĩ mô hiện đại. Lý thuyết của Keynes sau đó đã được ứng dụng, bổ sung và phát triển bởi nhiều nhà kinh tế học khác nhau, hình thành nên trường phái Keynes, trường phái Keynes mới, … làm sâu sắc và hoàn thiện thêm nội dung khoa học của môn học kinh tế vĩ mô.
2.2 Sự phát triển của kinh tế học vĩ mô
Ta có thể hình dung sự phát triển của kinh tế học vĩ mô thông qua sự hình thành, bổ sung và thay thế lẫn nhau của các trường phái kinh tế học vĩ mô theo dòng lịch sử phát triển của nó như sau:
Từ cuối thế kỷ XVIII xuất hiện trường phái lớn đầu tiên của kinh tế vĩ mô là trường phái Cổ điển, với người đứng đầu là Adam Smith và các đại diện tiêu biểu như D. Ricardo, J.S. Mill. Nền tảng của lý thuyết cổ điển dựa trên tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia” của Adam Smith, được xuất bản năm 1776. Trong tác phẩm này, A. Smith đưa ra ba luận điểm quan trọng: thứ nhất, nền kinh tế hoạt động có quy luật, nếu thị trường thặng dư hàng hóa, cung lớn hơn cầu, sẽ dẫn đến cạnh tranh giữa những người bán làm giá cả giảm xuống; nếu thị trường khan hiếm hàng hóa, cung nhỏ hơn cầu, sẽ dẫn đến cạnh tranh giữa các người mua, người mua sẵn sàng trả giá cao hơn và người bán sẽ tăng giá bán làm giá cả tăng lên. Thứ hai, bản chất của con người là ích kỷ, con người luôn biết làm điều có lợi cho mình. Thứ ba, để làm điều có lợi cho mình, con người sẽ tự chạy theo tín hiệu của thị trường và bị thị trường điều khiển. Cụ thể, nếu thị trường thặng dư hàng hóa, giá cả giảm, những nhà sản xuất sẽ tự động giảm sản lượng sản xuất và cung ứng; ngược lại, khi thị trường khan hiếm hàng hóa, giá tăng, các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng sản xuất và cung ứng mà không cần đến sự chỉ đạo của chính phủ. Do đó, A. Smith kết luận, cuối cùng lượng cung luôn tự điều chỉnh sao cho bằng với lượng cầu, như thể có một “bàn tay vô hình” sắp đặt (hay còn được gọi là Lý thuyết bàn tay vô hình), do đó sẽ không xảy ra các cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài, thị trường sẽ tự điều chỉnh để sử dụng tối ưu các nguồn lực, mà không cần có sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế. Từ đây, A. Smith đề xuất, nên phát triển thị trường dựa vào cá nhân con người. Đây là tư tưởng chính của mô hình kinh tế thị trường, với cá nhân kinh tế là chủ đạo. Tư tưởng của A. Smith ra đời đã tạo nên một làn sóng tốt, giúp nền kinh tế các nước phương Tây phát triển rất hưng thịnh từ cuối thế kỷ 18.
Đến thế kỷ XIX, những thành công của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho năng suất lao động tăng lên, hàng hóa được sản xuất ngày càng nhiều đã làm cho cung vượt cầu, gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng tại các nước phương Tây liên tiếp từ cuối thế kỷ 19 qua đầu thế kỷ 20. Dự báo trước các cuộc khủng hoảng kinh tế, từ giữa thế kỷ 19, trong bộ “Tư bản luận”, K. Marx đã nhận định sẽ có “khủng hoảng thừa” xảy ra, nên Bài giảng Kinh tế vĩ mô Chương 1: Nhập môn Kinh tế học vĩ mô K. Marx đã đề xướng mô hình kinh tế chỉ huy với vai trò của nhà nước để kiểm soát về phía cung, sao cho cung bằng cầu. Theo quan điểm của K.Mark, để kiểm soát về phía cung thì nhà nước phải nắm hết các nguồn lực sản xuất, từ đó ra đời mô hình kinh tế chỉ huy. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng vẫn liên tiếp xảy ra, trong đó cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1933 đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nhà khoa học. Đến năm 1936, trong khi nền kinh tế thế giới vẫn chưa khắc phục được hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng, nhà kinh tế học người Anh, J.M.Keynes, xuất bản cuốn “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, được xem là tác phẩm mở đầu và là lý thuyết căn bản của trường phái mới: trường phái Keynes. Khi phân tích cuộc Đại khủng hoảng, Keynes đã thoát li khỏi tư tưởng của A. Smith và nhận định rằng các cuộc khủng hoảng xảy ra là do thiếu cầu, từ đó, ông đề cao vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế thông qua việc chính phủ tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn. Theo J.M.Keynes, khi nền kinh tế suy thoái, tổng cầu sẽ giảm do cầu của khu vực hộ gia đình và khu vực doanh nghiệp giảm, chính phủ nên kích cầu (tức kích thích làm tăng tổng cầu) bằng cách tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ, giảm thuế thì sản xuất và việc làm tăng theo, nhờ đó giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Lý thuyết của Keynes đã được ứng dụng thành công ở Mỹ cũng như các nước châu Âu, giúp các nước này giải quyết vấn đề suy thoái, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Lý thuyết này được đa số các nhà kinh tế chấp nhận, áp dụng trong suốt thời gian dài. Đến những năm 1960, sau một thời gian thực hiện chính sách kích cầu của Keynes, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đều rơi vào tình trạng lạm phát cao, từ đây hình thành một trường phái mới: phái trọng tiền. Phái này tập trung giải quyết vấn đề lạm phát, tìm hiểu bản chất, nguyên nhân của lạm phát. Theo phái này, nguyên nhân của tất cả các cuộc lạm phát là do tiền đã được phát hành quá nhiều, do đó chính phủ phải thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát. Vào những năm 1970, sau cú sốc dầu hỏa, tình hình kinh tế thế giới lại tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thế giới tăng rất mạnh, chi phí sản xuất nói chung tăng lên (do chi phí vận chuyển tăng và chi phí của các nguyên liệu tăng), các doanh nghiệp ở các quốc gia không chịu đựng nổi, họ buộc phải cắt giảm sản lượng, sản lượng trên toàn thế giới sụt giảm mạnh, làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng do thiếu cung: cung nhỏ hơn cầu. Lúc này, lý thuyết của Keynes đã không còn lý giải được cuộc khủng hoảng đang diễn ra, buộc các nhà kinh tế phải nghiên cứu hình trường phái kinh tế mới: trường phái kinh tế học trọng cung ra đời; đồng thời, sự tranh cãi gay gắt giữa các nhà kinh tế đã hình thành nên nhiều trường phái khác nhau như: trường phái Keynes mới, trường phái Tân cổ điển. Trường phái Tân cổ điển ra đời trong thập niên 70, kế thừa tư tưởng của A.Smith, nên họ cũng ca ngợi sự tự do trong hoạt động kinh tế như trường phái Cổ điển, phê phán sự can thiệp của chính phủ vào thị trường gây ra những tổn thất vô ích, nên theo trường phái này, nên hạn chế sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thông qua việc sử dụng các công cụ tài khóa, tiền tệ, vì chúng có thể sẽ khiến cho các tín hiệu thị trường trở nên khó nhận biết hoặc vô tình tạo ra những cú sốc cho nền kinh tế. Trường phái Keynes mới ra đời trong thập niên 80, kế thừa và phát triển lý thuyết của trường phái Keynes truyền thống, bổ sung cho lý thuyết Keynes truyền thống những cơ sở vi mô chặt chẽ hơn. Trường phái Keynes mới vẫn coi trọng vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế, nhưng không hoàn toàn giống với trường phái Keynes truyền thống, các nhà kinh tế thuộc trường phái này cho rằng chính phủ không phải can thiệp mọi lúc vào nền kinh tế mà cũng có lúc không cần phải can thiệp. Phái này cũng quan tâm phân tích mức độ hiệu quả của các chính sách, phân tích được độ trễ của các chính sách, khi chính sách được thực hiện không phải có tác dụng ngay lập tức mà phải có thời gian mới phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế, và lý giải vì sao trong thực tế, hiệu quả của các chính sách có thể không hoàn toàn như chính phủ mong đợi. Trường phái kinh tế học trọng cung nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cung ứng của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Họ ủng hộ cho việc giảm thuế để kích thích sản xuất; giảm trợ cấp thất nghiệp, quy định cụ thể các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp để khuyến khích người lao động tham gia làm việc.
Có thể nói rằng, khi kinh tế thế giới biến động thì những tư tưởng trong kinh tế vĩ mô nói riêng, và kinh tế học nói chung sẽ phải thay đổi theo. Vì thế, sự phát triển của những tư tưởng chính trong kinh tế học vĩ mô vẫn đang tiếp diễn trên toàn thế giới, nhằm tìm kiếm những lý thuyết mới, cung cấp các gợi ý chính sách cho chính phủ các quốc gia.
NHẬN TƯ VẤN CHUYÊN SÂU MIỄN PHÍ
(Hỏi gì cũng đáp, không mua không sao!)
Thông số kỹ thuật
Hình ảnh lắp đặt
Sản phẩm tương tự
[Giáo Trình – 260 Trang] Kinh Tế Vĩ Mô – Đại Học Tài Chính Marketing (UFM)
Trong kho